1. KHÔI PHỤC LỊCH TRÌNH TẬP LUYỆN MỘT CÁCH TỪ TỪ, KHÔNG NÓNG VỘI.
Sau thời gian tập luyện bị gián đoạn, cơ thể sẽ không còn linh hoạt như trước. Dù cường độ tập luyện trước kỳ nghỉ của bạn như thế nào, bạn vẫn phải mất một khoảng thời gian nhất định để cơ thể thích nghi lại. Đừng đặt áp lực quá lớn khi mới bắt đầu nếu bạn không muốn gặp chấn thương.
Hãy khôi phục việc tập luyện một cách từ từ, bắt đầu với những bài tập nhẹ hơn và ngắn hơn. Sau đó, bạn có thể gia tăng dần dần thời gian và cường độ tập luyện khi cảm thấy cơ thể đã sẵn sàng.
2. THÚC ĐẨY CƠ THỂ BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ
Khi muốn quay lại lịch trình tập luyện hàng ngày, bạn đừng quên thúc đẩy cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Hãy tập trung vào việc bổ sung nước và cung cấp carb tốt, chất béo tốt, protein vào chế độ ăn uống. Bạn cũng đừng quên bữa ăn (hoặc uống) trước và sau tập luyện để tiếp năng lượng cho cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để cơ thể trở về hình dáng săn chắc.
3. ĐẶT MỤC TIÊU RÕ RÀNG VÀ KHÔNG QUÁ SỨC
Thiết lập mục tiêu rõ ràng sẽ tạo động lực cho bạn nhanh chóng khôi phục lịch trình tập luyện và chế độ ăn uống trước lễ. Bạn nên đặt ra hàng loạt mục tiêu nhỏ với độ khó vừa phải và đừng quên tự thưởng khi bạn đạt được chúng. Một lưu ý nữa là đừng ép bản thân với những mục tiêu quá sức.
4. GIÃN CƠ NGHIÊM TÚC
Sau một thời gian dài không tập luyện, giãn cơ là bước rất quan trọng bạn cần chú ý. Dành 10 – 15 phút để giãn cơ không chỉ giúp bạn tránh chấn thương, mà còn tối đa hóa hiệu suất tập luyện.
5. LẮNG NGHE CƠ THỂ
Như một chân lý, thành công trong tập luyện phụ thuộc vào sự hiểu biết và tôn trọng giới hạn của cơ thể. Khi bạn cố gắng khôi phục lại việc tập luyện, đừng quên chú ý đến những phản ứng của cơ thể.
Nếu bạn bị bong gân hoặc gãy xương, hãy đi khám bác sĩ và điều trị cẩn thận. Việc chủ quan hoặc chăm sóc không tốt có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hơn, chậm hồi phục và cả những hậu quả lâu dài.