12 DẤU HIỆU THIẾU PROTEIN CỦA CƠ THỂ GYMER KHÔNG THỂ BỎ QUA

by Admin|18/03/2020

Protein (chất đạm) là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho quá trình tăng trưởng và phục hồi cơ. Nếu cơ thể bị thiếu hụt protein, chắc chắn các hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu thiếu protein đó là gì nhé.

1. Liên tục thèm ăn

- Nếu bạn luôn cảm thấy đói và có biểu hiện thèm ăn liên tục thì đó có thể là do chế độ ăn của bạn quá ít protein, nhưng lại nhiều carb và đường.

- Vấn đề nằm ở chỗ bạn ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng calo cao, trong khi đó lượng chất đạm nạp vào cơ thể lại thấp so với lượng calorie đó nên cơ thể phát ra tín hiệu "hối thúc" bạn ăn thêm để bổ sung protein cho cân bằng.

 

2. Mất cơ, đau mỏi khớp

- Cơ bắp được xem như là những hồ chứa năng lượng và nhiên liệu cho cơ thể. Nếu cơ thể không nạp đủ protein để duy trì hoạt động hàng ngày thì cơ thể bị buộc phải phá vỡ cơ bắp để tạo ra năng lượng và nhiên liệu thay thế.

Đó chính là lí do vì sao bạn thấy các khối cơ bắp trên cơ thể dần biến mất. Với những người cao tuổi thì thiếu protein còn khiến đau mỏi các khớp

 

3. Vấn đề về da và móng

- Thêm 1 dấu hiệu nữa đó là móng của bạn trở nên yếu, giòn, dễ gãy hơn. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy các dải trắng và đốm nâu trên móng tay.

- Thiếu protein cũng có thể ảnh hưởng đến làn da, vì protein có vai trò giúp tái tạo tế bào, tạo ra các tế bào mới và thay thế các tế bào da đã chết. Nếu thiếu hụt protein, làn da của bạn trở nên khô, thô ráp và nứt nẻ.

 

4. Rụng tóc

- Protein là dưỡng chất thiết yếu để xây dựng tất cả các tế bào bên trong cơ thể, từ các cơ quan, các mô cho đến các nang lông bao gồm cả nang tóc.

- Nếu bạn nhận thấy tóc càng ngày càng mỏng đi, hay lượng gãy rụng quá nhiều mỗi ngày, thì có nhiều khả năng cơ thể không đủ protein để cung cấp chất dinh dưỡng cho da đầu và nang tóc phát triển ổn định.

Đó cũng là cơ chế khi cơ thể ngừng cung cấp protein cho những nơi không cần thiết như là tóc để bảo toàn số protein ít ỏi còn lại cho các mục đích khác quan trọng hơn.

 

5. Gan nhiễm mỡ

- Gan nhiễm mỡ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sự thiếu hụt protein và nếu không được điều trị, có thể gây ra các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan và suy gan.

Đây là tình trạng phổ biến ở những người uống nhiều rượu bia, người béo phì, và thậm chí cả trẻ nhỏ.

 

6. Nguy cơ bị gãy xương tăng cao

- Giống như cơ, lượng protein thấp có thể ảnh hưởng đến xương. Khi xương không có đủ protein sẽ làm cho xương bị yếu dần đi, làm tăng nguy cơ gãy xương.

 

7. Trằn trọc, mất ngủ

- Nếu bạn bỗng dưng thấy trằn trọc và khó ngủ hoặc bị mất ngủ thì đó có thể liên quan đến sự thiếu hụt protein.Protein từ thức ăn đưa vào cơ thể sẽ giúp xây dựng một loại axit amin kích thích cơn buồn ngủ.

Điều đó có nghĩa là chúng ta phải bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm gần khung giờ đi ngủ để có được giấc ngủ ngon hơn.

 

8. Kém tập trung, minh mẫn

- Protein giúp hỗ trợ chức năng của não bộ. Nếu bạn cảm thấy thiếu tập trung, trí nhớ kém hoặc gặp khó khăn trong việc học hoặc ghi nhớ bất cứ điều gì mới thì đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu protein.

 

9. Suy giảm hệ miễn dịch
Sức khỏe của 1 người mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào kháng thể. Những kháng thể này giúp chống lại các mầm bệnh đang rình rập tấn công. Trong khi đó, protein rất quan trọng cho việc sản xuất và tổng hợp các kháng thể. Do đó, thiếu protein dẫn đến giảm kháng thể, từ đó cũng làm suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ mắc bệnh thường xuyên hơn.

 

10. Tâm trạng xấu đi
Protein hỗ trợ rất nhiều trong việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin mang lại cảm giác hạnh phúc cho cơ thể. Do đó, khi thiếu hụt protein, tâm trạng thay đổi là điều dễ nhận biết. Bạn luôn thấy buồn rầu, lo âu, thậm chí có khi căng thẳng và trầm cảm. Vì thế, nếu thường xuyên rơi vào tâm trạng không tốt thì bạn có thể điều chỉnh bằng việc bổ sung thêm protein vào thực đơn hàng ngày để mỗi ngày đều thấy vui tươi hơn.

 

11. Tích nước, phù nề:
Phù hoặc tích tụ chất lỏng, đặc biệt ở chân, là một dấu hiệu khác của thiếu protein. Nếu không có đủ chất đạm, những chất lỏng này có thể xâm nhập vào các mô xung quanh và dẫn đến sưng ở chân và bàn chân, có thể rất khó chịu.

 

12. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: 
Một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Bất kỳ loại thiếu hụt dinh dưỡng nào, kể cả mức protein thấp, có thể dẫn đến các giai đoạn bất thường.

 

Các loại thực phẩm giàu protein bạn cần bổ sung để không rơi vào các nguy cơ kể trên:
- Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu phộng...

- Nhóm rau củ: bông cải xanh, măng tây, nấm, rau bina, rau muống...

- Các loại trái cây: bơ, ổi, quả mơ, chanh dây, lựu, mít...

- Các loại thịt: bò, heo, gà, vịt, cá...

Ngoài ra, protein còn có rất nhiều trong trứng, sữa, phô mai, sữa chua, hải sản...

 Hy vọng sau bài viết này các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của Protein và bổ sung đầy đủ mỗi ngày nhé

Related articles

ARE YOU READY TO BE BODY MOST BEAUTY?